Hàn Quốc

Hàn Quốc

    Thông tin Thị trường Hàn Quốc 

    Hàn Quốc hay Đại Hàn Dân Quốc là một quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên trong khu vực Đông Bắc Á (phía nam vĩ tuyến 38), phía bắc tiếp giáp với CHDCND Triều Tiên, phía Đông giáp biển Đông (còn gọi là biển Nhật Bản), phía Nam và phía Tây giáp với biển Hoàng Hải.

     

    A. THÔNG TIN CHUNG

    Hàn Quốc hay Đại Hàn Dân Quốc là một quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên trong khu vực Đông Bắc Á (phía nam vĩ tuyến 38), phía bắc tiếp giáp với CHDCND Triều Tiên, phía Đông giáp biển Đông (còn gọi là biển Nhật Bản), phía Nam và phía Tây giáp với biển Hoàng Hải. Ngôn ngữ chính và là duy nhất của Hàn Quốc là tiếng Hàn Quốc hay còn gọi là tiếng Triều Tiên, sử dụng chữ viết Hangul, nhiều người cho rằng ngôn ngữ này là một nhánh thuộc ngữ hệ Altai.

    (bản đồ Hàn Quốc)

    Diện tích Hàn Quốc là 100.032 km, dân số là hơn 48,58 triệu người và là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 3 trên thế giới, Hàn Quốc có 8 tỉnh và 7 thành phố, thủ đô là Seoul, các thành phố lớn là Busan, Daegu, Daejeon, Gwangju, Incheon, Ulsan.

                                       

                                                                               (Gwang hwa moon - Seoul)

                                       

                                                                                (bãi biển Haeundae - Busan)

                                       

                                                                                 (sân bay quốc tế Incheon)

    Hàn Quốc hiện có 48,58 triệu người, trong đó có 19,53 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm 40,7% dân số, nhóm người  trên độ tuổi lao động (65 tuổi) là 5,49 triệu người chiếm 11,3% tổng dân số, tỷ lệ thất nghiệp là xấp xỉ 5% tương đương khoảng 2,4 triệu người

    Theo số liệu thống kê do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% số dân Hàn Quốc cho biết không theo tôn giáo nào, số người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong đó là đạo Tin lành 18,3%, Công giáo 10,9%), Phật giáo là 22,8% , Khổng giáo là 01%, khoảng 01% còn lại theo các tôn giáo khác. Ngoài ra, tại Hàn Quốc có khoảng khoảng 0,09% dân số theo đạo Hồi.

    Giao thông Hàn Quốc: người Hàn Quốc sử dụng nhiều phương tiện để di chuyển, chủ yếu người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe Bus, tầu điện ngầm…) để di chuyển và dần trở thành thói quen và phương thức di chuyển chính của người dân sinh sống ở các đo thị lớn. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn sử dụng tàu hỏa, máy bay và tàu thủy trong các chuyến đi xa.

                                       

                                                                                         (tàu điện ngầm)

                                       

                                                                                               (Tàu Hỏa)

    Khí hậu: Hàn Quốc có khí hậu lục địa, vừa có khí hậu biển rất tốt cho sức khỏe của con người. Thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, với sự dịch chuyển mùa diễn ra rất rõ ràng. Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trongmùa hèMùa mưa được gọi là Jangma.Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberi thổi tới.

    Ngôn ngữ: Hàn Quốc ngày nay vẫn sử dụng chữ viết và ngôn ngữ truyền thống là chữ Hangul đã được thế giới công nhận là hệ thống chữ mang tính khoa học cao.

    Đồng tiền:  Won là đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc từ ngày 9/6/1962. Tên đầy đủ của nó là Won Đại Hàn Dân Quốc. Mã ISO 4217 của Won Hàn Quốc là KRW. Ký hiệu quốc tế là ₩ (chữ W với hai gạch ngang qua).

    Tỷ giá hiện nay: 1000 Won ~ 18,800VNĐ

                                   

    B. THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG DI CƯ

    1.     Những nét chính về luật nhập cư và quy định xin visa

              Việc xin cấp visa nhập cảnh vào Hàn Quốc theo quy định mới của Hàn Quốc, áp dụng từ ngày 14/03/2011.

              Có 13 loại visa nhập cảnh vào Hàn Quốc dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam, cụ thể như sau: Visa thương mại, visa du lịch, visa kết hôn, visa thăm con kết hôn với người Hàn Quốc, visa thăm người thân đang học thạc sĩ hoặc tiến sĩ hoặc có có các loại visa E3 và E7 tại Hàn Quốc, visa du học, visa học thạc sĩ và tiến sĩ, visa làm việc, visa lao động, visa đào tạo, visa dự hội nghị, visa quá cảnh, visa chữa bệnh.

    Hồ sơ xin visa gồm

              - 01 đơn xin cấp visa (theo mẫu của Sứ quán) có dán 01 ảnh 3x4cm chụp trong vòng 3 tháng tính đến ngày nộp xin visa (phải khai đơn bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh);

              - Hộ chiếu gốc (còn hạn trên 6 tháng đối với các loại visa đi dưới 90 ngày và còn hạn trên 1 năm đối với các loại visa đi trên 1 năm tính từ ngày cấp visa);

              -Bản photo Chứng minh thư.

              - Chứng minh thư gốc của người đi nộp.

    Thời hạn xét cấp visa

              - 05 ngày (không tính ngày nộp hồ sơ) nếu hồ sơ không có vấn đề (áp dụng cho các loại visa trừ visa Kết hôn, Du học và Lao động).

              - Trong các trường hợp phải bổ sung giấy tờ thì thời gian cấp visa có thể kéo dài hơn so với ngày hẹn và sau ngày bổ sung từ 1 đến 2 ngày sẽ thông báo kết quả (trừ visa kết hôn và visa du học).

              - Những hồ sơ đã bị từ chối phải đến lấy lại hộ chiếu trong vòng 01 tuần kể từ ngày thông báo kết quả.

     Phí visa

    ·         30 USD nếu xin visa đi dưới 90 ngày.

    ·         50 USD nếu xin visa  đi một lần trên 90 ngày .

    ·         80 USD visa đi nhiều lần.

    * Điều kiện được xin xét visa đi lại nhiều lần: Áp dụng cho những đối tượng đã từng nhập cảnh vào Hàn Quốc trên 4 lần trong vòng 2 năm tính đến ngày dự định cấp visa và không vi phạm quy định của xuất nhập cảnh. Visa được cấp có thời gian sử dụng trong vòng 1 năm, mỗi lần nhập cảnh không quá 30 ngày.

    * Chỉ thu lệ phí bằng tiền Đôla Mỹ (USD): Những hồ sơ bị từ chối chỉ trả lại hộ chiếu và các giấy tờ gốc, không trả lại hồ sơ và lệ phí đã nộp

              Các loại visa khác nhau quy định tư cách và thời gian được phép  lưu trú khác nhau. Đối với lao động nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc phải có visa E9.

              Trong vòng 90 ngày kể từ khi nhập cảnh, người lao động phải đến Cục quản lý xuất nhập cảnh để đăng ký làm chứng minh thư người nước ngoài (vi phạm có thể bị phạt từ 100.000 đến 2.000.000 won). Thủ tục làm chứng minh thư mất lệ phí khoảng 10.000 won và người lao động phải mang theo hộ chiếu và 3 ảnh. Người nước ngoài phải luôn mang theo Chứng minh thư được cấp và xuất trình khi các cơ quan chức năng yêu cầu.

              Người không được cấp tư cách lưu trú làm việc, người ở quá thời gian lưu trú cho phép hoặc người bỏ nơi làm việc ghi trong Chứng minh thư người nước ngoài  hay làm việc vượt quá phạm vi cho phép theo tư cách lưu trú được cấp đều bị coi là cư trú bất hợp pháp. Thời gian lưu trú tối đa đối với lao động nước ngoài tại Hàn quốc là 03 năm nhưng cơ quan quản ý lưu trú chỉ cho phép đăng ký lưu trú theo từng năm, trước 60 ngày tính đến ngày hết hạn lưu trú, người lao động và chủ doanh nghiệp quyết định có ký hợp đồng lao động tiếp tục hay không, nếu ký tiếp hợp đồng thì chủ doanh nghiệp hướng dẫn và giúp đỡ người lao động kê khai xin gia hạn cư trú cho năm tiếp theo.

               Thông thường người lao động sẽ được bố trí ở tại ký túc xá của xí nghiệp nơi làm việc hoặc tu nghiệp, không được phép thay đổi chỗ cư trú mà không có sự đồng ý của chủ sử dụng.

              Người lao động có thể đệ đơn lên cơ quan Trung tâm ổn định việc làm để xin được bố trí chỗ làm việc mới trong các trường hợp sau: (i) chủ sử dụng lao động hủy bỏ hợp đồng lao động; (ii) người lao động khong thể tiếp tục làm việc vì lý do Công ty sử dụng lao động bị phá sản, giải thể hoặc tạm thời đóng cửa; (iii) chủ sử dụng bị thu hồi giấy phép sử dụng lao động nước ngoài hoặc đang bị xử phạt đình chỉ tuyển dụng do xâm hại nhân quyền như dùng bạo lực, nợ lương, điều kiện làm việc thấp kém; (iv) bị tai nạn khó có thể tiếp tục làm việc ở nơi hiện tại như đủ sức khỏe nếu chuyển sang làm công việc khác.  Trường hợp thay đổi chỗ làm dẫn đến thay đổi nơi cư trú thì người lao động phải đến báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

              Người lao động nước ngoài tự ý rời bỏ nơi làm việc thì chủ sử dụng lao động sẽ khai báo việc này với văn phòng xuất nhập cảnh địa phương; cơ quan này sẽ tiến hành truy tìm người bỏ trốn, phát lệnh truy nã trên toàn quốc. Người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo đăng ký ban đầu sẽ phải chịu sự điều tra của cơ quan xuất nhập cảnh, tùy theo kết quả điều tra mà người lao động có thể bị bắt giam cho đến khi bị trục xuất về nước và sẽ bị xử phạt theo quy định, đồng thời, bị xử phạt đến 10.000.000 won, kèm theo bị lao dịch đến 3 năm.    

    Những nét chính về luật lao động, giấy phép lao động

              Luật lao động tiêu chuẩn của Hàn Quốc được chia thành 12 chương và 116 điều, trong đó quy định cụ thể về: Hợp đồng lao động; Tiền lương; Thời gian làm việc và nghỉ ngơi; Nữ giới và thiếu niên; An toàn và y tế; Rèn luyện kĩ năng, Bồi thường tai nạn; Quy tắc làm việc; Ký túc xá; Cơ quan quản lý lao động; Luật xử phạt.

              Luật lao động tiêu chuẩn của Hàn Quốc nhằm đảm bảo cho người lao động nước ngoài được các quyền sau đây:

              Được đảm bảo quyền con người cơ bản:

              Người sử dụng lao động không được cưỡng bức xâm phạm quyền tự do của người lao động (kể cả lao động nước ngoài) bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa ép buộc hoặc bất kỳ hình thức bất hợp pháp nào khác, không được đánh đạp người lao động vì bất kỳ lý do gì.

              Nghiêm cấm việc trục lợi bằng việc thu phí môi giới giới thiệu việc làm cho người lao động (trừ lệ phí do các cơ quan có thẩm quyền quy định liên quan đến việc giới thiệu việc làm cho người lao động).

              Được đối xử bình đẳng

              Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử với người lao động nước ngoài hoặc do yếu tố giới (nam nữ), quốc tịch hoặc tín ngưỡng để phân biệt đối xử với các điều kiện làm việc hay quyền lợi của người lao động.

              Được đảm bảo công việc (không bị sa thải vô lý)

              Người sử dụng lao động không được sa thải, tạm đình chỉ công việc đình chỉ công việc vô thời hạn, chuyển sang làm việc khác hạ tiền lương hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt khác đối với người lao động khi không có lý do chính đáng;

              Không được sa thải người lao động trong thời gian người lao động đang ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn lao động, hoặc đang bị bệnh nghề nghiệp và điều trị trong các cơ sở y tế và 30 ngày tiếp theo đó;

              Không được sa thải lao động nữ trong thời gian có thai hoặc mới sinh con 30 ngày, trừ khi doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng bất khả kháng theo luật định, hoặc người thuê mướn lao động chấp nhận trả toàn bộ số tiền bồi dưỡng một lần, tương ứng với 1034 ngày công trung bình.  

              Đảm bảo về điều kiện làm việc (thời gian làm việc, thời gian làm thêm, thời gian nghỉ giữa giờ, ngày nghỉ hàng tuần)

              Thời gian làm việc bình thường không quá 8giờ/ngày và 44giờ/tuần, không bao gồm thời gian nghỉ giữa giờ. Người lao động có thể làm thêm giờ theo thỏa thuận giữa  người lao động với chủ sử dụng, nhưng tối đa không quá 04 giờ/ngày và 12 giờ/tuần.

              Nếu có sự thỏa thuận với chủ sử dụng lao động thì người lao động có thể làm thêm giờ, không quá 4h/ngày và 12 giờ/tuần. Trường hợp làm thêm hơn 12giờ/tuần  thì phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Lao động thương binh và Xã hội. Mức trả cho giờ làm thêm là 50% mức lương cơ bản.

              Thời gian làm đêm được tính từ 22 giờ hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau và được trả thêm 50% của mức lương cơ bản. Nếu người lao động làm thêm giờ trùng với làm đêm thì được trả thêm 100% mức lương cơ bản.

              Người lao động phải đảm bảo cho người lao động  được nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút cho mỗi ca làm việc 4giờ hoặc 60 phút cho mỗi ca làm việc 8 giờ.

              Người lao động được hưởng tối thiểu 1 ngày nghỉ có lương nếu làm đủ số ngày quy định trong một tuần. Nếu người lao động không đi làm trong tuần thì không được nghỉ ngày nghỉ hàng tuần có lương. Ngày nghỉ hàng tuần không nhất thiết vào ngày chủ nhật nhưng phải vào một ngày cố định trong tuần để người lao động có thể biết được.  

              Chế độ cấp phép cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc được tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc theo “Luật việc làm cho lao động nước ngoài” của Hàn Quốc được ban hành ngày 16/8/2003 với các nội dung như hợp pháp hóa cho người lưu trú bất hợp pháp, thực thi chế độ cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài, đây là chế độ nhà nước điều phối, tiếp nhận, quản lý nhân lực nước ngoài một cách hệ thống nhằm bao vệ lợi ích cho ngưới lao động nước ngoài, quản lý việc tuyển và sử dụng lao động có hiệu quả. Theo đó:

              - Từ tháng 8 năm 2004, Chính phủ cho phép những chủ sử dụng lao động nếu không tuyển dụng được lao động trong nước thì sẽ được tuyển dụng lao động nước ngoài;

              - Người lao động nước ngoài phải cùng chủ sử dụng ký kết Hợp đồng lao động, sau khi nhận visa lao động (E9) sẽ được nhập cảnh vào Hàn Quốc để làm việc, có tư cách và được hưởng các quyền lợi về việc làm và tiền công như người lao động Hàn Quốc

              - Hàng năm ủy ban chính sách nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc sẽ nghiên cứu thị trường lao động của Hàn Quốc để quyết định quy mô, những nghề cần lao động và xem xét các chủ dụng lao động để xác định chọn các Quốc gia phái cử lao động;

              - Chính phủ của quốc gia phái cử lao động và chính phủ Hàn Quốc (Bộ Lao động  hai nước) sẽ ký thỏa thuận về việc đưa và tiếp nhận lao động, cơ quan phái cử và tiếp nhận của từng quốc gia sẽ đảm nhận các thủ tục về tuyển chọn và gửi danh sách lao động đăng ký tìm việc làm, tiếp nhận hồ sơ và danh sách người nước ngoài tìm việc làm … để tiến đến ngưn ngừa việc phái cử bất hợp pháp. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các doanh nghiệp khác không được tham gia Chương trình này.    

    Một số ngành nghề lao động Việt Nam đang được đưa sang làm việc

    Trước năm 2004, ta đưa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh thông qua một số doanh nghiệp dịch vụ. Năm 2004, theo Luật cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động chỉ phải chịu chi phí khoảng 700 USD trước khi đi. Người lao động phải vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn; Sau đó được làm hồ sơ dự tuyển để chủ sử dụng lựa chọn. Tỷ lệ hồ sơ dự tuyển của lao động Việt Nam gửi đi được người sử dụng lao động lựa chọn tiếp nhận là 85%. Đây là tỷ lệ được tiếp nhận cao nhất trong số 15 quốc gia đưa lao động sang Hàn Quốc. Tính đến nay, đã có khoảng 43.000 lao động Việt Nam được đưa sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình này, làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp và xây dựng. Hiện nay, có khoảng 63.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, hàng năm gửi về nước trên 700 triệu Đô la Mỹ. Riêng trong năm 2010, ta đưa được 8.628 lao động sang làm việc tại thị trường này.

    Lao động ta làm việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong các nhà máy công nghiệp (khoảng 87%), số còn lại làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và thủy sản. Người lao động làm việc tại Hàn Quốc có điều kiện bảo đảm, việc làm ổn định và thu nhập cao, bình quân khoảng hơn 1.000 USD/tháng.

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp đưa thuyền viên tàu cá gần bờ sang Hàn Quốc thông qua Hiệp hội Thủy sản với số lượng gần 1.000 lao động. Hiện nay có 7 doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam được Hiệp hội Thuỷ sản Hàn Quốc chấp thuận cho phép hợp tác với các chủ tàu cá của Hàn Quốc để đưa thuyền viên gần bờ sang làm việc trên các tầu đánh bắt cá của Hàn Quốc.

    Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc năm 2006, được gia hạn 02 lần vào năm 2008 và 2010.

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam cũng hợp tác với đối tác của Hàn Quốc để đưa lao động kỹ thuật cao sang làm việc tại quốc gia này theo chương trình Thẻ vàng. Khoảng 300 kỹ sư của Việt Nam đã sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này.

     
    Scroll